Nặn mụn như thế nào không để lại sẹo?

[ad_1]

Mụn trứng cá là bệnh về da thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên với các tổn thương nhân trứng cá, nếu không biết chăm sóc da đúng cách sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.


Câu hỏi:


Em chào các chị, tình hình là em đang quá mệt mỏi về cái mặt em. Em bị mụn từ năm lớp 8 đến nay vừa mới tốt nghiệp đại học mà mặt em không những không hết mụn mà nó lại tràn lan ra càng lúc càng nhiều. Trong khi bạn bè cùng trang lứa em, lúc trước tụi nó bị mụn sau em, nhìn nặng hơn em vậy mà đến giờ mặt đứa nào đứa nấy cũng bóng loáng. Nhiều khi nhìn vào gương là em lại thấy bực bội, muốn nặn sạch sẽ lũ mụn đáng ghét đó. Em đọc trên mạng nói là nặn mụn sẽ để lại sẹo rỗ trên mặt nên cũng hơi sợ nhưng không lẽ cứ để vậy hoài? Em buồn quá vì em học ngành Du Lịch- Khách Sạn mà cái mặt em nhìn thấy ngán thế này ai dám nhận, em đang kiếm việc nữa, nên mặt mũi thế này em không tự tin tý nào. Các chị tư vấn giúp em với!


 


Trả lời:


Bạn thân mến! Trước tiên bạn cần phải bình tĩnh, không nên vì nôn nóng muốn trị hết mụn mà làm ảnh hưởng đến da mặt của mình. Bạn chỉ cần chú ý cách chăm sóc một chút là hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng này nhé! Quay lại với câu hỏi của bạn, theo các chuyên gia gia liễu thì việc nặn mụn là không nên chút nào. Trước khi giải thích thêm cho bạn tại sao thì hãy tìm hiểu thêm về nguyên nhân vì sao bạn bị mụn trước đã. Nhưng chung quy lại thì có 3 nguyên nhân chính gây nên mụn.


 


1.Do tình trạng của nang lông: sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn trên da gây tiết nhiều nhờn, bít nang lông gây ứ đọng và tích lại thành nhân mụn.


2.Do sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đỏ hình thành mụn mủ.


3.Do sự thay đổi nội tiết tố hoặc các yếu tố như môi trường, chế độ dinh dưỡng, mỹ phẩm…


 



 


Tại sao không nên nặn mụn?


 


Thường khi bị mụn, chúng ta thường có thói quen hay sờ tay lên da, cậy, nặn mụn…Tuy nhiên í tai biết rằng hành động này sẽ khiến da bị nhiễm trùng, mụn lây lan nhiều hơn và để lại sẹo xấu trên mặt.


1.Tay chứa cả tỷ vi khuẩn, việc táy máy nhiều hay cố tình nặn cậy sẽ truyền vi khuẩn từ tay sang da, làm cho mụn lây lan trên diện rộng với quy mô và nguy hiểm hơn ban đầu. Chưa kể việc nặn mụn mà không lấy nhân mụn ra hết hoặc làm sai cách sẽ làm phá vỡ nang lông, mủ và nước vàng chảy ra tạo môi trường cho vi khuẩn có dịp tấn công sang các vùng da lân cận.


 


2.Bạn không nên tự ý nặn mụn vì sẽ rất đau, bạn nên biết mụn có nhiều loại, loại bọc có mủ, đầu đen, trứng cá… mụn có thể mọc ở những nơi nhạy cảm, những vùng da có nhiều dây thần kinh. Chính vì vậy mà bạn sẽ rất đau nếu chạm tới chúng. Do đó thay vì việc tự ý nặn mụn thì trước hết bạn cần xin lời khuyên từ bác sĩ da liễu hoặc phải xác định dạng mụn của mình là loại nào? Có thích hợp để nặn hay không?


 


3.Việc nặn mụn không đúng cách rất dễ để lại sẹo hay các vết thâm trên da. Bạn nặn khi mụn còn quá non, cố tình nặn, nặn bằng những dụng cụ không vệ sinh… tất cả những điều này vô tình làm da bạn bị tổn thương và để lại những vết sẹo, vết thâm không mong muốn.


 



 


Nếu thực sự cần thiết nặn mụn thì sao?


 


Tuy nhiên không phải là không thể nặn mụn nếu bạn biết thực hiện đúng phương pháp. Chia sẻ với bạn các bước nặn mụn an toàn mà bạn có thể tham khảo dưới đây:


– Đầu tiên bạn rửa tay thật sạch, đồng thời vệ sinh da mặt sach sẽ với sữa rửa mặt.


– Dùng một tô nước nóng để xông hơi toàn bộ khuôn mặt, với khoảng cách 10cm. Việc xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông nở ra, bụi bẩn dễ dàng trôi ra bên ngoài đồng thời khi nặn sẽ không bị đau.


– Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn có đầu nhọn và khử trùng bằng nước sôi (phòng hờ với những mụn mủ đã chin mùi nhưng khó lấy)


– Dùng khăn giấy mềm quấn vào 2 đầu ngón tay, ấn nhẹ nhàng, dồn lực về trung tâm nơi đầu mụn. Đừng quá vội vàng ấn mạnh nếu bạn không muốn để lại sẹo, hãy từ từ dùng nhíp để bứng nhân mụn ra nhé.


– Cần nặn cho máu và nước vàng ra hết, thấm dứt khoát bằng khăn giấy, bôi một ít oxy già lên để sát khuẩn vết thương.


– Cuối cùng thì bạn hãy rửa lại mặt với nước, thấm khô nước bằng bông tẩy trang, dùng sản phẩm trị thâm để chấm vào nốt mụn vừa nặn.


 



 


Với việc nặn mụn này bạn chỉ nên thực hiện vào buổi tối vì đây là khoảng thời gian da được thả lỏng, mềm hơn, giảm được đau nhức khi nặn. Tuy việc thực hiện không quá khó nhưng bạn cũng nên kiểm tra kỹ tình trạng mụn của mình trước khi nặn, và lưu ý rằng cách nặn mụn này chỉ dùng khi mụn đã chín già và thật cần thiết thôi nhé, đừng tuỳ tiện nặn mọi lúc mọi nơi sẽ dễ làm da bị tổn thương khiến tình trạng tệ hơn. Về lâu về dài, bạn vẫn nên chú ý chăm sóc da đúng cách, hạn chế ăn đồ ngọt, không dùng bất kì loại mỹ phẩm nào để tránh làm bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng các loại kem trị mụn thiên nhiên như tinh dầu tràm trà để sát khuẩn và làm xẹp mụn hiệu quả.


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *