Nguyên nhân và cách phòng ngừa

[ad_1]

Thủy đậu là một bệnh thường gặp, rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em vào các thời điểm giao mùa, nhiều nhất là từ tháng 2 đến tháng 6, cao điểm nhất là hai tháng 3, 4 khi vào hè.


Triệu chứng của bệnh thủy đậu


 


Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.


 


Bên cạnh mụn nước, thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy vùng nổi mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7  đến 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.


 



 


Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu


 


Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài suốt đời.


 


Khi trong gia đình có người bị bệnh thủy đậu, nhằm tránh lây lan cho các thành viên trong gia đình, người bệnh cần được chăm sóc và cách ly. Người bị bệnh thủy đậu cần nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).


 



 


Bệnh nhân nên sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng, cần vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm. Đồng thời, khi bị thủy đậu nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng và thoải mái để tránh làm vỡ mụn nước.


 


Người bị bệnh thủy đậu nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Ngoài ra để tránh bệnh lây lan thành dịch, những người thân trong gia đình nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang và ngay sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.


 


Những sai lầm khi phòng trị thủy đậu


 


Kiêng nước, trùm kín


Không ít người cho rằng người bệnh thủy đậu nên kiêng nước, kiêng gió, trùm kín. Quan điểm này rất sai lầm vì càng gây đổ mồ hôi, ngứa, vỡ bỏng nước, dễ nhiễm trùng vết rạ, nhiễm trùng da, để lại sẹo…


 


Trị bệnh bằng gốc rạ


Những nốt đỏ của bệnh thủy đậu giống với chân rạ nên dân gian gọi là bệnh trái rạ. Do đó nhiều người tắm gốc rạ, uống nước rạ vì nghĩ sẽ giải quyết được bệnh. Thực tế tắm bằng gốc rạ dễ gây ngứa, nhiễm trùng da. Đốt gốc rạ uống có thể gây ngộ độc.


 


Bệnh thủy đậu khi không được điều trị đúng cách có thế dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi các mụn phồng thủy đậu gây tổn thương lớn đến bề mặt da. Khi các nốt mụn đó vỡ hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, viêm nhiễm có mủ… gọi là bội nhiễm da thứ phát. Ngay cả sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, rất khó hồi phục.


 


Thuốc trị seo Scar Esthetique xuất xừ từ Mỹ giúp hỗ trợ điều trị sẹo thâm, sẹo rỗ sau thủy đậu cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt ngay khi vết sẹo còn mới, bạn nên bôi thuốc ngay vào vết sẹo sẽ cho kết quả điều trị lên đến 90%


 



 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *