Mụn mọc ở chổ hiểm, kiểm tra sức khỏe cuả bạn ngay đi!

[ad_1]

Mụn nếu không mọc trên mặt thì cũng chả ai để ý, nhưng nếu tự nhiên mọc cả đám mụn ở các vị trí bất thường này trên người thì là cả một vấn đề đấy bạn ạ. Hãy cùng Mỹ Phẩm Cho Nam tìm hiểu nhé!


Mụn là chuyện quá là bình thường, bởi không ít thì nhiều ai cũng từng nổi mụn trong đời. Nếu thi thoảng bạn nổi vài cái mụn trên mặt rồi lặn ngay thì chẳng có gì để nói, nhưng nếu chúng bỗng nhiên xuất hiện ở các vị trí sau trên người thì nó không đơn thuần chỉ là mấy cái mụn nội tiết hay do ăn nhiều đồ nóng nữa mà có nguyên nhân sức khỏe cần lưu ý.


 


Mụn ở mông


Mụn ở khu vực này dù kín nhưng rất khó chịu và bực mình nhưng nguyên nhân của nó lại khá đơn giản, do bạn mặc quần lót không phù hợp. Quần lót chật, chất liệu tổng hợp không thông thoáng khiến lỗ chân lông bí bức sẽ sinh ra mụn. Ngoài quần lót thì quần tập bằng sợi tổng hợp hay các loại quần bó sát cũng có thể gây mụn. Trong trường hợp này, bạn nên chuyển sang mặc quần cotton rộng rãi thoải mái trong một thời gian là ổn cả thôi.


 



 


Mụn ở quai hàm


Nếu tự nhiên bị nổi đầy mụn ở vùng quai hàm, đó là do tuyến thượng thận của bạn đang hoạt động quá tải. Tuyến thượng thận có chức năng giải phóng dopamine, andrenaline và cortisol để giảm căng thẳng nên vùng mụn này là kết quả của việc bạn bị stress quá giới hạn xoa dịu của nó. Hãy giảm tải công việc, bớt suy nghĩ về những việc chưa thể có lối thoát và tập thư giãn.


 


Mụn ở lưng


Thường mọi người sẽ nghĩ rằng mụn là hệ quả của suy giảm chức năng gan nhưng mụn ở lưng thì lại là biểu hiện của một hệ tiêu hóa kém, cụ thể là bao tử của bạn sản xuất không đủ acid dịch vị dẫn đến ợ nóng, rụng tóc và trướng bụng đầy hơi kèm tình trạng mụn nhọt.


 



 


Mụn ở ngực


Tắm nước lạnh và uống nước lạnh là hai chuyện khác nhau. Uống quá nhiều nước lạnh gây tác động tiêu cực đến sức khỏe đặc biệt nếu bạn uống nước lạnh vào buổi sáng. Cơ thể bạn sau khi ngủ dậy chưa kịp tăng nhiệt đủ nên khi uống nước lạnh vào sẽ khiến tăng máu chảy về vùng ngực để cân bằng nhiệt khiến da vùng này tăng tiết nhờn sinh ra mụn.


Bài viết nên đọc:


 


Mụn ở khuỷu tay, cùi chỏ


Mụn ở vùng này chủ yếu do lượng da chết tích tụ quá nhiều. Tế bào chết quyện với dầu tự nhiên của da tạo thành bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông gây ra mụn. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi chúng ta ít có thói quen tẩy da chết cho các vùng chân tay. Để tránh tái phát mụn, bạn nên định kỳ tẩy tế bào chết toàn thân, việc này cũng khiến da dẻ bạn mềm mịn và trẻ trunng hơn.


 



 


Mụn ở vùng bụng


Ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ khiến bạn nổi mụn trứng cá ở mặt mà còn ở cả vùng bụng dù ít gặp hơn. Mụn ở vùng bụng dưới thường là do mất cân bằng đường huyết. Khi tuyến tụy sản xuất insulin để ổn định đường huyết, nồng độ insulin tăng cao tạo ra hormone androgen gây mụn ở vùng bụng dưới.


 


Mụn ở chân


Làn da ở chân thường ít nhạy cảm với các vấn đề bên trong cơ thể nên nếu bạn nổi nhiều mụn ở cẳng chân thì thường là do bị dị ứng hoặc kích ứng với loại xà phòng bạn đang dùng.


 


Có thể thấy, hầu hết mụn gây ra do thói quen sinh hoạt không hợp lý của chúng ta. Ngoài mụn dậy thì và mụn nội tiết thì khi thấy mụn mọc nhiều ở những vị trí bạn ít thấy trước đó chính là lúc cơ thể bạn đang quá tải và bạn cần điều chỉnh ngay lối sống của mình. Tập cho mình có những thói quen sinh hoạt lành mạnh và tránh stress để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa làm đẹp da.


 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *